BÀI 5:Chiến lược giao dịch theo “False Break”
Là trader, nếu chúng ta không học để dự báo và tìm ra các Điểm lừa dối hay False Break của thị trường, chúng ta sẽ mất tiền vào tay các trader khác, người mà biết nó.
Lần cuối cùng khi bạn vào lệnh và giá quay đầu chạy ngược lại ngay lập tức là khi nào, mặc dù bạn rất tự tin rằng thị trường đang đi theo đúng hướng như mình nghĩ? Lần cuối cùng bạn giao dịch theo kiểu Break-out và bị hít Stop Loss? Tôi dám cá rằng bạn đã gặp một hoặc cả hai trường hợp như vậy khi giao dịch forex.
Bạn thấy đó, False-Breaks (Tín hiệu phá cản “giả”) xảy ra suốt trong thị trường này, nó là kết quả của “ Tâm lý bầy đàn” làm cho mọi người mua phải ở đỉnh và bán tại đáy.  Là một trader theo Hành động giá (Price Action), chúng ta có một vị trí độc nhất để tận dụng được lợi thế của False-Breaks và “Tâm lý bầy đàn” yếu mà nhiều trader nghiệp dư có.Tôi sử dụng phần lớn tiền cho việc giao dịch Forex bằng cách tiếp cận “ngược” như False-Breaks và Fakey. Đó là sức mạnh của việc trade  “ngược” và sử dụng mẫu hình False Break và Fakey cho phép tôi cũng như các trader am hiểu về Price Action khác lấy được lợi nhuận từ sự thua lỗ của người khác. Điều này nghe hơi khắc nghiệt nhưng đó là sự thật về Forex trading là phần lớn trader sẽ mất tiền, các trader đủ thông tin và kỹ năng sẽ kiếm được tiền. Tôi hy vọng vài tia sáng đã lóe lên trong đầu bạn bây giờ, bởi vì bài viết này viết về lối suy nghĩ “ngược”, đó là False Break, và làm thế nào tận dụng được tâm lý bầy đàn mà nhiều trader có thể vào lệnh ngay khi thị trường sắp đổi hướng…
Vậy chính xác False-Break là gì?
False-break có thể định nghĩa như là điểm “Lừa dối” của thị trường, một sự tiếp cận của giá lại gần một mức nào đó và phá qua nhưng lại không giữ được như thế và hồi về ngược trở lại. Cách nói khác, thị trường không đóng cửa được qua khỏi mức đó khi test. Nó là một bằng chứng đáng tin cậy cho xu hướng thị trường sắp tới, và chúng ta đang học để có thể tận dụng được lợi thế của nó thay vì trở thành nạn nhân của nó.
Sau đây là ví dụ về False Break tại một Key level của thị trường:



Nguyên tắc là chờ cho giá di chuyển và cho thấy rõ thị trường đã đi theo một hướng và họ sẽ thanh khoản vị thế của mình tạo ra một sự đảo chiều mạnh theo hướng ngược lại. Điển hình, ta thấy những kịch bản này diễn ra trong thị trường có xu hướng bắt đầu mở rộng ra và các người chơi a-ma-tơ nhảy vào ngay trước khi giá hồi về tại counter-trend, hoặc tại các mức 
Hỗ trợ/Kháng cự mạnh hoặc Breakout trong lúc tích lũy (consolidate)
Tâm lý đám đông làm cho trader vào thị trường thường chỉ khi họ “cảm thấy” an toàn. Tuy nhiên, đó là sự “Lừa dối”, giao dịch theo cảm giác và cảm xúc chính là lý do tại sao hầu hết các trader mất tiền vào thị trường Forex này. Nhiều trader bị lừa bởi thị trường trông có vẻ đang rất mạnh hoặc rất yếu, nên họ nghĩ đơn giản là cứ tham gia vào đà đó mà không cần nghĩ ngợi gì cả. Tuy nhiên, sự thật của thị trường là luôn lên xuống và nó không bao giờ di chuyển theo một đường thẳng trong khoảng thời gian dài.

Phân loại False Breaks:

1.      Dạng Bull trap (Bẫy giá lên) và Bear trap (Bẫy giá xuống) tại key-levels
Một Bull hay Bear trap thường là mẫu hình có 1-4 cây nến thể hiện sự False-Break tại mức cản quan trọng của thị trường. False-Break này xảy ra sau một sự di chuyển lớn và giá đang tiến lại mức cản mạnh. Hầu hết các trader có xu hướng nghĩ rằng mức cản đó sẽ bị phá (Break) bởi thị trường đang rất mạnh, nên họ mau hay bán theo Breakout đó và nhiều lần thị trường “quật” họ ra và hình thành nên Bull/Bear trap.
 Một Bull trap hình thành sau sự di chuyển lên cao, các trader nghiệp dư đang đứng ngoài quan sát sự di chuyển mạnh đó và không chịu được sự cám dỗ và quyết định nhảy vào thị trường ngay trên hoặc đúng mức cản mạnh đó vì họ cảm thấy tự tin rằng thị trường đủ mạnh để phá nó. Thị trường sau đó phá lên trên cản và khớp tất cả các lệnh breakout rồi rơi xuống thấp hơn, và các Big Boy (các Quỹ, định chế tài chính, ngân hàng lớn...) nhảy vào và đẩy giá xuống thấp hơn, để lại sự
thua lỗ cho các nhà đầu tư a-ma-tơ.



2.False-break khi giá tích lũy:
False-break khi giá tích lũy hoặc trong biên độ xảy ra rất phổ biến. Thật dễ dàng để rơi vào bẫy của suy nghĩ rằng giá đang trong range thì sắp breakout rồi, cho tới khi thấy nó đảo chiều trở lại range đó. Cách tốt nhất để tránh bẫy này, đơn giản là đợi cho tới khi nó đã đóng của bên ngoài range trên chart daily, sau đó bạn có thể tìm kiếm tín hiệu Price Action để vào lệnh cùng chiều với hướng của nó khi Breakout.


  
3.      Fakey’s (inside bar false-breaks)
Về cơ bản, Fakey là mẫu hình Price Action đòi hỏi sự một False-Break của Inside Bar. Do đó, một khi đã có một mẫu hình Inside Bar, bạn có thể chờ tín hiệu False Break của nó. Dưới đây là hình minh họa của 2 mẫu hình Fakey, chú ý một cái có sự xuất hiện của Pin bar, đó chỉ là 2 loại cơ bản trong mẫu hình Fakey.


 





BÀI 4:Chiến lược giao dịch Forex: Price Action và sự hợp lưu
Nếu tôi phải đúc kết chiến lược giao dịch Forex của mình thành một câu đơn giản thì nó sẽ như thế này: “Giao dịch các tín hiệu Price Action đơn giản tại các vùng hợp lưu trên thị trường”:
Nếu tôi phải đúc kết chiến lược giao dịch Forex của mình thành một câu đơn giản thì nó sẽ như thế này: “Giao dịch các tín hiệu Price Action đơn giản tại các vùng hợp lưu trên thị trường”.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích việc làm thế nào để tăng xác suất của một tín hiệu Price Action bằng cách giao dịch nó tại các vùng hợp lưu trên thị trường. Vì vậy , chúng ta hãy bắt đầu bằng cách định nghĩa hai công cụ giao dịch này:
Price Action (Hành động giá): là sự chuyển động của giá thị trường trong một thời gian nhất định . Bằng cách học tập để đọc các hành động giá của thị trường , chúng ta có thể xác định xu hướng của thị trường cũng như giao dịch từ các mẫu hình lặp lại trong quá khứ mà có ảnh hưởng quyết định đến sự tiếp tục hoặc thay đổi trong tâm lý thị trường .
Confluent (Sự hợp lưu) : Một điểm/vùng trên thị trường mà hai hoặc nhiều tín hiệu giao nhau , do đó tạo thành một “điểm nóng” hay điểm hợp lưu trên thị trường. Về cơ bản , khi chúng ta tìm kiếm các khu vực hợp lưu trên thị trường thì tức là chúng ta đang tìm kiếm những nơi có hai hoặc nhiều mức độ (Level) hay nhiều công cụ phân tích giao nhau.

Ví dụ về các yếu tố hợp lưu mà tôi tìm kiếm các thị trường:
• Một xu hướng tăng hoặc giảm.
• Các đường trung bình. Tôi sử dụng đường EMA 8 ngày và 21 ngày trên các biểu đồ ngày để giúp xác định xu hướng và các mức 
hỗ trợ và kháng cự di động.
• Các mức hỗ trợ và kháng cự tĩnh. Đây là những mức hỗ trợ và kháng cự  ngang “cổ điển” được vẽ bằng cách nối các điểm cao nhất với nhau hoặc các điểm thấp nhất với nhau.
• Các vùng sự kiện: là khu vực diễn ra sự kiện mà một tín hiệu Price Action quan trọng xảy ra trên thị trường. Nó có thể là một xu hướng di chuyển mạnh mẽ sau khi một tín hiệu được hình thành tại đó, hoặc nó có thể chỉ đơn giản là một “sự từ chối” của giá tại một mức độ nhất định trên thị trường ...
• Mức hồi 50%. Cá nhân tôi xem mức hồi về (retrace) từ 50% đến 61,8 % là một yếu tố khác của hợp lưu . Tôi không quan tâm đến tất cả các mức Fibonacci mở rộng khác vì tôi nghĩ rằng chúng được sử dụng khá là tùy tiện và bừa bãi. Kiến ​​thức phổ biến là hầu hết các đợt di chuyển lớn của thị trường thì có xu hướng hồi lại khoảng 50% tại một số điểm sau khi chúng hình thành. Nhưng tất cả các mức Fibonacci khác chỉ đơn giản là một trường hợp "nếu bạn kẻ đủ hết các mức trên biểu đồ thì một vài trong số đó sẽ được giá chạm đến ... " , nói cách khác là nó khá lộn xộn và khó hiểu hơn thực tế.
Làm thế nào để kết hợp Vùng hợp lưu với các tín hiệu Price Action?
Khi tôi phân tích thị trường , tôi chủ yếu tìm kiếm một tín hiệu Price Action rõ ràng đã hình thành tại một điểm hợp lưu trên thị trường. Tất nhiên, những gì gọi là tín hiệu "rõ ràng" hoặc “có xác suất cao” và điểm hợp lưu trên thị trường là kết quả của sự học hỏi và thời gian luyện tập, nhưng thực sự không mất nhiều thời gian để tìm hiểu. Một khi bạn phát hiện ra một tín hiệu có xác suất cao thì sau đó bạn có thể bắt đầu phân tích cấu trúc thị trường và bối cảnh xung quanh tín hiệu đó. Kiểm tra các yếu tố của hợp lưu liệt kê ở trên và xem liệu có 2 hay nhiều yếu tố đó cùng xuất hiện với các tín hiệu Price Action hay không, nếu có thì bạn đang có một giao dịch đáng để mạo hiểm tiền của mình đấy.

Đây là một ví dụ của một 
thiết lập PinBar rõ ràng trên biểu đồ ngày của EURUSD khi có 4 yếu tố của hợp lưu hỗ trợ nó :
1.      Thanh pin này hợp lưu với xu hướng giảm chính của thị trường, khi nó được hình thành nó nói cho bạn biết nên bán theo xu hướng này.
2.      Thanh Pin cho thấy một sự “từ chối” rõ ràng và mạnh mẽ tại EMA 8 / 21.
3.      Thanh Pin cũng từ chối một mức kháng cự ngang.
4.      Thanh pin cho thấy từ chối rõ ràng và mạnh mẽ tại mức hồi 50% so với đợt di chuyển cuối của giá trước đó.

Trong ví dụ sau , chúng ta có thể nhìn thấy một thiết lập PinBar trên biểu đồ Gold Daily và có tất cả 5 yếu tố của hợp lưu đề cập ở trên :
1.      Thanh pin này có hợp lưu với xu hướng tăng hình thành gần đây.
2.      Thanh Pin cho thấy một sự “từ chối” rõ ràng và mạnh mẽ tại EMA 8 / 21.
3.      Thanh Pin cũng từ chối một mức hỗ trợ ngang.
4.      Thanh pin cho thấy từ chối rõ ràng và mạnh mẽ tại mức hồi 50% so với đợt di chuyển cuối của giá trước đó.
5.      Thanh pin được hình thành tại một “khu vực sự kiện” rõ ràng đã hình thành gần đây .

Từ những ví dụ trên, bạn đã có được một số kiến thức cơ bản về chiến lược giao dịch theo Price Action tại các mức hợp lưu trên thị trường. Bài học này đã cho bạn một chút cái nhìn về triết lý giao dịch cốt lõi của tôi, hy vọng bạn có thể áp dụng nó một các kỷ luật để có thể tạo ra lợi ích cho chính mình trên thị trường Forex này.









BÀI 3: Chiến lược giao dịch theo Inside Bar
Inside Bar là một trong những mẫu hình ưa thích của tôi khi giao dịch theo Price Action. Nó là một chiến lược có hiệu quả cao mà cung cấp cho trader với một tỷ lệ lời/lỗ tốt, bởi nó đòi hỏi một mức Stop Loss thấp hơn so với các mẫu hình khác

Inside Bar là một trong những mẫu hình ưa thích của tôi khi giao dịch theo Price Action. Nó là mộtchiến lược giao dịch có hiệu quả cao mà cung cấp cho trader với một tỷ lệ lời/lỗ tốt, bởi nó đòi hỏi một mức Stop Loss thấp hơn so với các mẫu hình khác. Tôi thích giao dịch trên biểu đồ Ngày khi thị trường có xu hướng mạnh. Ta cùng nhau thảo luận về cách giao dịch theo Inside Bar và một vài ví dụ cụ thể.

Inside bar là gì?
Inside Bar là một hoặc nhiều bar mà hoàn toàn nằm bên trong vùng giá của cây bar trước đó, nghĩa là nó có “giá thấp nhất” cao hơn (higher low) và “giá cao nhất” thấp hơn (lower high) so với cây bar liền trước nó. Trên các khung thời gian nhỏ hơn Daily Chart thì mẫu hình Inside Bar giống như một tam giác.



Chú ý rằng trong biểu đồ Ngày ví dụ dưới đây, chúng ta có tới 2 inside bar mà nằm lọt trong vùng giá của cây Bar trước nó, ta gọi là “Bar mẹ” (Mother Bar). Ví dụ dưới cho thấy Inside Bar tạo ra một Breakout thành một thị trường giá tăng.
Ý nghĩa của Inside Bar là gì?
Inside Bar trong forex là một “ ánh chớp”, một tín hiệu chủ đạo cho biết thị trường sẽ đảo chiều hoặc sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại. Inside Bar chỉ ra đây là thời điểm của sự phân vân, lưỡng lự của thị trường hay đang tích lũy. Inside Bar thông thường xảy ra sau khi có một sự chuyển động theo xu hướng mạnh diễn ra, nó có thể diễn ra tại các điểm đảo chiều của thị trường hoặc tại các mức hỗ trợ / kháng cự mạnh.
Chúng thường cho ta một điểm vào với tỷ lệ rủi ro thấp hay một điểm thoát lệnh hợp lý. Chú ý rằng hình vẽ bên dưới là 2 ví dụ về Inside Bar, một cái cho tín hiệu là xu hướng sẽ tiếp diễn và cái kia cho tín hiệu đảo chiều.
Thời gian tốt nhất để sử dụng Inside Bar
Thời gian hợp lý nhất để sử dụng Inside Bar là khi một xu hướng mạnh đang hình thành và thị trường rõ rang đang di chuyển theo một xu hướng rồi sau đó quyết định chững lại trong thời gian ngắn. Nếu ta giao dịch theo Breakout thì Stop Loss có thể đặt dưới ½ cây nến mẹ, hoặc đặt phía dưới cây nến mẹ luôn nếu bạn thận trọng hơn.
Inside Bar có thể sử dụng khi giao dịch ở chart 4H hoặc Daily, nhưng cá nhân tôi lại thích chart daily hơn và tôi khuyến nghị tất cả các trader mới nên theo chart daily cho tới khi đã tinh thông, nhuần nhuyễn và đạt được những thành công nhất định với Inside Bar.
Chú ý biểu đồ AUD/USD dưới đây, chúng ta thấy 2 Inside Bar xảy ra tại gần điểm bắt đầu xu hướng mới, và một sự chuyển động mạnh tiếp diễn sau khi chúng được hình thành.



                                                  
BÀI2 :Phương pháp giao dịch theo Pin Bar
Pin Bar là mẫu hình giá đảo chiều cho thấy sự từ chối của giá tại một mức nhất định trên thị trường. Một khi đã quen với mẫu hình Pin Bar thì sự xuất hiện của nó trên bất cứ biểu đồ nào cũng có thể mang lại lợi nhuận cho bạn giao dịch theo Pin Bar

Giới thiệu phương pháp giao dịch theo Pin Bar và cách để giao dịch nó hiệu quả …
Pin Bar là mẫu hình giá đảo chiều cho thấy sự từ chối của giá tại một mức nhất định trên thị trường. Một khi đã quen với mẫu hình Pin Bar thì sự xuất hiện của nó trên bất cứ biểu đồ nào cũng có thể mang lại  lợi nhuận cho bạn.  Ta hãy cùng nhau tìm hiểu chính xác mẫu hình Pin Bar là gì và làm thế nào bạn có thể kiếm lời từ nó trên thị trường.

Pin Bar là gì?
Pin bar bản thân nó là cây nến với một cái Đuôi (tail), tim (wick) hay Bóng (shadow) dài về phía trên hoặc phía dưới và một thân nến (body) nhỏ hơn rất nhiều, bạn có thể tìm thấy Pin Bar ở bất kỳ biểu đồ Bar hay Candlestick (nến) nào. Chúng ta sử dụng biểu đồ nến bởi vì chúng cho thấy hành động giá rõ ràng nhất và được sử dụng phổ biến nhất trong giới Trader chuyên nghiệp. 

Cấu tạo của mô hình Pin Bar
- Thanh pin nên có một cái đuôi trên hoặc dưới dài ... đuôi đôi khi được gọi là "tim" hay "bóng" ... tất cả đều có cùng một nghĩa. Đó là phần quan trọng của thanh pin cho thấy sự chối bỏ hay break không thành công (False Break) tại một mức độ.
- Khu vực giữa giá mở và đóng cửa của thanh pin được gọi là "thân" (body). Nó thường có màu trắng hoặc một màu sáng khi giá đóng cửa cao hơn so với mở cửa và có màu đen hoặc một màu tối khi giá đóng cửa thấp hơn mở cửa.
- Giá mở và đóng cửa của thanh Pin nên rất gần nhau hoặc bằng nhau (cùng một mức giá), càng gần càng tốt.
- Giá mở và đóng cửa của thanh pin nằm gần về một phía của thanh bar,  càng nằm thiên về một phía thì càng tốt.
- Bóng hoặc đuôi của thanh pin “nhô ra” khỏi các cây nến xung quanh, đuôi của thanh pin càng dài càng tốt.
- Theo "quy tắc của ngón tay cái" thì đuôi thanh pin nên được 2/3 tổng chiều dài của cả thanh Pin hoặc hơn, và phần còn lại của thanh pin nên là 1/3 tổng chiều dài thanh pin hoặc ít hơn.
- Phần đối diện với “đuôi” đôi khi được gọi là "mũi" (Nose)
Mẫu hình Pin Bar đảo chiều tăng (Bullish Reversal Pin Bar Formation)
Là khi đuôi của Pin Bar hướng xuống bởi vì nó cho thấy sự từ chối giảm giá sâu hơn tại một mức hỗ trợ nào đó, setup này thường dẫn đến sự tăng giá.

Mẫu hình Pin Bar đảo chiều giảm (Bearish Reversal Pin Bar Formation)
Là khi đuôi của Pin Bar hướng lên bởi vì nó cho thấy sự từ chối tăng giá cao hơn tại một mức kháng cự nào đó, setup này thường dẫn đến sự giảm giá.
Ví dụ về Pin Bar:
Đây là đồ thị Ngày của CAD/JPY, chúng ta có thể thấy rất nhiều mẫu hình Pin Bar rất dễ phát hiện và hoạt động rất hiệu quả. Chú ý rằng tất cả các đuôi thanh pin nhô ra rõ ràng so với các nến xung quanh, cho thấy sự "từ chối" rõ ràng khi giá xuống thấp hơn. Tất cả các thanh pin dưới đây có một điểm chung mà chúng ta vừa thảo luận, bạn có thể đoán nó là gì không?
Nếu câu trả lời là tất cả các Pin Bar ở trên đều là Bullish pin bar setups thì bạn đúng rồi đó.
Ở biểu đồ Ngày của USD/JPY bên dưới, ta có thể thấy mẫu hình Pin Bar lý trong thị trường đảo chiều. Thỉnh thoảng Pin Bar giống như là tín hiệu cho một “bước ngoặt” và xu hướng thay đổi rất nhanh chóng như ta thấy bên dưới, ví dụ này cũng được gọi là “Đảo chiều ở đáy theo chữ V”
Còn đây là ví dụ về thị trường có xu hướng với rất nhiều Pin Bar. Biểu đồ ngày sau đây của cặp GBP / JPY cho thấy rằng các thanh pin Bar theo cùng xu hướng thì có thể rất chính xác. Lưu ý hai thanh pin bên trái của biểu đồ đánh dấu sự bắt đầu của xu hướng tăng và sau đó khi xu hướng tăng tiếp diễn, chúng ta đã có rất nhiều cơ hội với xác suất cao để mua vào từ các thanh pin tăng cùng hướng lên đó.
Cách giao dịch với mẫu hình Pin Bar
Pin Bar là một thiết lập đảo chiều, và chúng ta có một vài cách để vào lệnh khác nhau theo nó:
“At market entry” - Có nghĩa là bạn đặt một lệnh "thị trường" khớp ngay lập tức  tại "giá thị trường" tốt nhất. Chúng ta mua khi gặp một Pin bar tăng và bán cho Pin Bar giảm.
“On stop entry” - Có nghĩa là bạn đặt một Stop Order tại mức độ bạn muốn tham gia thị trường. Thị trường cần phải di chuyển lên để khớp lệnh Buy Stop hoặc di chuyển xuống để khớp Sell Stop của bạn. Điều quan trọng cần lưu ý rằng, một lệnh “Sell Stop” phải dưới giá thị trường hiện tại, bao gồm cả spread, và một lệnh “Buy Stop” phải cao hơn mức giá thị trường hiện tại, bao gồm cả Spread. Đối với thanh pin tăng, chúng ta sẽ thường mua sau khi giá phá vỡ mức cao nhất của thanh pin và 
đặt Stop Loss dưới 1 pip dưới mức thấp nhất của đuôi thanh pin. Đối với thanh pin giảm, chúng ta sẽ thường bán sau khi giá phá vỡ mức thấp nhất của thanh pin và đặt dừng lỗ trên 1 pip trên đuôi của thanh pin.
“Limit entry” – Vào lệnh kiểu này, ta phải được đặt lệnh cao hơn mức giá thị trường hiện tại để bán xuống và thấp hơn giá thị trường hiện tại để mua vào. Ý tưởng cơ bản là một số Pin Bar sẽ hồi lại khoảng 50% của đuôi, vì vậy chúng ta có thể quan sát để vào với một lệnh giới hạn. Điều này cho ta một mức lỗ thấp hơn vì Dừng lỗ của chúng ta chỉ trên hoặc dưới  điểm High hoặc Low của thanh pin và mang lại một tỷ lệ Risk-Reward đáng kể
Để giao dịch bằng Pin Bar có hiệu quả, trước hết hãy chắc rằng nó “rất dễ” để phát hiện (nhìn cấu tạo ở trên).
Tiếp theo, chỉ xem xét Pin Bar mà xuất hiện cùng với tín hiệu khác. Thông thường, Pin Bar xuất hiện với sự giao nhau của các kênh xu hướng là chính xác nhất. Tuy nhiên, có nhiều Pin Bar xuất hiện tại các điểm “bật lại” của thị trường lại mang lại lợi nhuận rất lớn. Bạn cũng nên thử kết hợp Pin Bar với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh, đường xu hướng, mức 50% của Fibonacci hoặc các đường trung bình.
TÓM LẠI:
Mẫu hình Pin Bar có thể là “vũ khí” rất có giá trị trong chiến lược của bạn. Sử dụng Pin Bar tốt nhất khi kết hợp với các tín hiệu khác như: hỗ trợ khánh cự mạnh, giao nhau các trend…Hãy nhìn cấu tạo của Pin Bar đáp ứng đủ các điều kiện trên và đừng 
giao dịch nếu bạn cảm thấy không chắc chắn và tự tin về nó. Pin Bar có hiệu quả ở tất cả các khung thời gian, nhưng lại đặc biệt hiệu quả ở chart 4H, Daily và Weekly. Bạn có thể kiếm được tiền chỉ bằng việc sử dụng Pin bar đấy.

BÀI 1:
Các mẫu hình Price Action: Pin Bar, Fakey, Inside Bar

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 loại mẫu hình giao dịch ưa thích của tôi, đó là Pin bars, Inside bars và Fakeys. Những setup này đơn giản là có sức mạnh rất lớn, và nếu bạn học để giao dịch với nó một cách kỷ luật và kiên nhẫn, bạn sẽ có một lợi thế rất vững chắc.
Ở đây, tôi chỉ đưa vài kiến thức cơ bản để đặt nền móng cho việc học nâng cao sau này của các bạn. Bây giờ chúng ta bắt đầu thôi!

Pin Bar Setup:
Pinpar là vũ khí chủ yếu khi tôi giao dịch forex. Nó có một độ chính xác rất cao trong thị trường  ó xu hướng và đặc biệt là khi xảy ra tại sự hợp lưu của các tín hiệu (confluent). Pin Bar xuất hiện tại các mức Hỗ trợ/Kháng cự quan trọng thì thông thường là tín hiệu rất chính xác. Pin Bar cũng có thể áp dụng ở sóng điều chỉnh, miễn là nó “dễ phát hiện” và nhô ra khỏi so với các cây nến bên cạnh, cho thấy một sự từ chối của giá đang xảy ra, và tốt hơn khi sử dụng ở Daily chart. Bạn hãy xem hình bên cạnh minh họa cho một cây Pin Bar giảm và một cây Pin Bar tăng
Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ xem sự xuất hiện của Pin Bar trong thị trường có xu hướng. Và chú ý rằng uptrend này bắt đầu sau 2 cây Pin Bar mà đã đặt sự kết thúc cho downtrend trước đó.
Fakey Setup:



Fakey là một mẫu hình 
Price Action khác mà có sức mạnh rất lớn khi giao dịch. Nó cho thấy một sự từ chối ở một level quan trọng trên thị trường. Thông thường, thị trường sẽ đi theo một xu hướng rồi sau đó đảo chiều, và “tiêu diệt” hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi vì các “Ông lớn” đẩy giá theo hướng ngược lại. Fakey có thể nhận ra được những sự di chuyển lớn đó trên thị trường Forex.
 

Như hình minh họa bên cạnh, mẫu hình Fakey cơ bản sẽ bao gồm một mẫu Inside Bar và theo sau bởi một False Break của Inside Bar đó và đóng cửa trong vùng giá cây nến đó.  Vào lệnh theo mẫu hình Fakey khi giá di chuyển lên cao vượt qua khỏi điểm cao nhất của Inside bar (hay Điểm thấp nhất trong trường hợp Fakey giảm)

Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta thấy thị trường đang di chuyển lên cao trước khi Fakey xuất hiện. Nhớ rằng Fakey chính là một False Break của Inside Bar trước đó.
inside bar:














Inside Bar Setup:

Inside Bar là một tín hiệu tốt cho việc tiếp diễn của xu hướng hiện tại, nhưng nó cũng có thể được sử dụng như là tín hiệu đảo chiều. Tuy nhiên, đầu tiên chúng ta sẽ học giao dịch Inside Bar là một tín hiệu tiếp diễn. Như hình minh họa bên dưới, Inside Bar thì hoàn toàn nằm bên trong cây nến trước đó.

Nó cho thấy một sự tích lũy ngắn và sau đó break theo hướng chủ đạo của thị trường lúc này. Inside Bar sử dụng tốt nhất trên biểu đồ daily và weekly. Nó cho phép bạn có được một chiến lợi (Reward) lớn nhưng đi kèm với một rủi ro (Risk) rất nhỏ.
Trong ví dụ bên trên, chúng ta xem xét mẫu hình Inside Bar ở cặp EURUSD đã dẫn đến sự giảm giá mạnh cùng với lực đi xuống sẵn có của thị trường. Ta thấy Inside Bar xuất hiện ngay sau khi giá phá vỡ xuống khỏi mức hỗ trợ quan trọng, và sau đó nó đã làm cho xu thế giảm diễn ra rõ nét hơn và giá xuống tới Hỗ trợ tiếp theo gần 1.2625
* Như các bạn có thể thấy từ 2 ví dụ trên, giao dịch forex không cần phải phức tạp hay chi chít những indicator trên biểu đồ. Một khi bạn đã thành thạo một vài mẫu hình Price Action như những cái ở trên thì bạn đang trên con đường để trở thành một trader đầy tự tin và có lợi nhuận, nhưng hãy nhớ rằng, việc thông thạo chúng đòi hỏi niềm đam mê, tận tụy và sự kỷ luật cao.