1.Fibonacci thoái lui
-Trong xu hướng lên, chúng ta có thể mua khi thị trường thoái lui tại những mức ủng hộ (support) của Fibonacci thoái lui (Fibonacci retracement). Các mức này được vẽ từ điểm thấp nhất tới một điểm cao nhất trong xu hướng tăng lên trước đó. Các mức thoái lui sẽ xuất hiện và cho bạn biết rõ tỉ lệ của từng mức. Chúng ta hãy xem 1 ví dụ cụ thể khi thị trường đang trong xu hướng đi lên.
Đây là chart H1 của cặp tiền USD/JPY. Chúng ta vẽ mức Fibonacci Thoái lui bằng cách click từ điểm giá thấp nhất 110.78 vào ngày 07/12/05 và kéo đến đỉnh giá cao nhất tại 112.27 ngày 07/13/05. Sau đó chúng ta sẽ thấy các mức Fibonacci sẽ được tính toán và vẽ ra. Các mức Fibonacci Thoái lui gồm 111.92 (0.236), 111.70 (0.382), 111.52 (0.500) và 111.35 (0.618).
Bây giờ chúng ta sẽ mong muốn tỉ giá USD/JPY sẽ thoái lui chạm 1 trong các mức hỗ trợ , và nhà đầu tư sẽ có thể đặt lệnh BUY tại những mức cản này để chờ giá sau khi chạm mức hỗ trợ sẽ tiếp tục đi lên.
fibonacci retracement 1 Fibonacci thoái lui
Bây giờ chúng ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra . Tỉ giá lùi ngược lại, qua khỏi mức 0.236 và tiếp tục qua mức 0.382 nhưng không có nến nào đóng cửa dưới mức 0.382. Sau đó, thị trường tiếp tục đi lên. Có thể thấy rõ ràng là BUY tại mức 0.382 là một quyết định vào lệnh tốt.
fibonacci retracement 2 Fibonacci thoái lui
Bây giờ chúng ta xem nếu thị trường đang trong xu hướng xuống thì chúng ta có thể sử dụng Fibonacci Thoái lui như thế nào. Hình minh họa là biểu đồ H1 (1 giờ) của cặp tiền EUR/USD. Như bạn thấy, đỉnh giá cao nhất tại 1.3278 vào ngày 02/28/05 và đáy thấp nhất giá 1.3169. Các mức Fibonacci Thoái lui gồm có 1.3236 (0.618), 1.3224 (0.500). 1.3211 (0.382), và 1.3195 (0.236). Nhà đầu tư sẽ chờ đợi giá lui về các mức fibonacci và vào lệnh SELL , họ mong đợi giá sẽ tiếp tục xuống sau khi chạm vào các mức kháng cự này.
fibonacci retracement downtrend Fibonacci thoái lui
Bây giờ hãy xem giá đi về đâu nhé. Quả là một ngày tươi đẹp. Tỉ giá dường như đã phục hồi nhưng chỉ chớm mức 0.500 và nến đóng cửa dưới mức cản 0.500 này. Ở nến tiếp theo, bạn có thể thấy xu hướng xuống được tiếp diễn. Bạn cũng có thể SELL thêm tại mức 0.382
fibonacci retracement downtrend after Fibonacci thoái lui
Sau đây là 1 ví dụ khác. Hình minh họa sử dụng biểu đồ H1 GBP/USD. Chúng ta có đỉnh giá tại 1.7438 vào ngày 07/26/05 và đáy giá tại 1.7336 vào ngày tiếp theo. Các mức Fibonacci được vẽ ra là 1.7399 (0.618), 1.7387 (0.500), 1.7375 (0.382) và 1.7360 (0.236). Nhìn vào biểu đồ, dường như giá đã cố gắng phá mức 0.500 vài lần, nhưng cuối cùng không thành công. Như vậy đặt 1 lệnh SELL tại mức 0.500 liệu có phải là một quyết định đúng ?
fibonacci false retracement before Fibonacci thoái lui
Nếu bạn vào lệnh SELL tại đây, bạn đã bị lỗ !. Nhìn xem chuyện gì đã xảy ra. Giá thấp nhất lúc nãy dường như là đáy của xu hướng xuống vừa rồi và sau đó thị trường đã phục hồi , đi lên vượt trên cả mức giá đỉnh cao cũ.
fibonacci false retracement after Fibonacci thoái lui
Qua những ví dụ trên, có thể thấy khi thị trường đang trong xu hướng đi lên, Fibonacci Thoái lui sẽ cho chúng ta biết những mức ủng hộ (support), cũng như khi thị trường trong xu hướng xuống, Fibonacci Thoái lui sẽ cho biết những mức kháng cự (resistance) . Và như vậy, rõ ràng là chúng ta có thể tìm thấy những vị trí để đặt lệnh. Không có cách nào để biết chắc chắn trước mức Fibonacci Thoái lui nào dẽ trở thành mức ủng hộ / kháng cự. Có vẻ như mức 0.236 là một mức ủng hộ / kháng cự yếu, trong khi những mức còn lại thì trở thành mức ủng hộ / kháng cự thường xuyên hơn. Dù các biểu đồ trên cho thấy thị trường thường hay lùi về mức 0.382 thì cũng không có nghĩa là giá sẽ luôn đổi hướng mỗi khi chạm mức này. Có lúc giá chạm mức 0.500 rồi đổi chiều, cũng có khi chạm mức 0.618 rồi mới đổi chiều. Và cũng rất đáng tiếc là có những trường hợp giá hoàn toàn bỏ qua những gì mà Fibonacci Thoái lui tính toán. Hãy luôn nhớ rằng, thị trường không phải lúc nào cũng chạm mức Fibonacci thoái lui sau đó quay lại xu hướng cũ.
Việc đặt Stop loss cũng là cả 1 vấn đề. Dường như vị trí tốt để đặt Stop loss là dưới điểm thấp của Fibonacci Thoái lui trong xu hướng đi lên và đặt trên điếm cao của Fibonacci Thoái lui trong xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ nếu bạn chấp nhận có thể lỗ một khoảng như vậy thì nếu lời bạn phải có lời bao nhiêu là xứng đáng. Người ta thường gọi tỉ lệ này là tỉ lệ phần thưởng / rủi ro.

*KHI FIBONACCI THẤT BẠI :
Chúng ta đã từng nói rằng, các mức hỗ trợ và kháng cự cũng bị phá vỡ. Điều này cũng xảy ra đối với các mức Fibonacci.
Hãy xem một ví dụ khi Fibanacci thoái lui cho kết quả không đúng.
Bên dưới là biểu đồ 4 giờ của cặp GBP/USD.
Ở đây, bạn thấy rằng cặp tiền đang trong xu hướng xuống, và bạn quyết định sử dụng Fibonacci để giúp bạn tìm ra một điểm vào lệnh giao dịch tốt. Bạn vẽ từ đỉnh sóng tại 1.5383 tới đáy sóng tại 1.4799.
Bạn thấy rằng cặp tiền tệ đang dao động tại mức 50.0% trong khoảng thời gian vài nến.
Bạn tự nhủ : “Oh, đó là mức 50.0% Fibonacci, nó đang bị giữ lại, đây là lúc nên bán ra”
Bạn bắt đầu bán GBP/USD và mơ màng về việc sẽ mua gì với số tiền kiếm được.
fibonacci fail start Khi Fibonacci thất bại
Bây giờ, nếu thực sự đã đặt một lệnh tại mức trên, không chỉ giấc mơ của bạn sẽ tan thành mây khói, mà tài khoản của bạn cũng sẽ gặp vấn đề lớn nếu bạn không có quản lý rủi ro!
Hãy xem cái gì xảy ra.
fibonacci fail end Khi Fibonacci thất bại
Nó cho thấy rằng đáy sóng đã là đáy của xu hướng xuống và thị trường đang chuyển sang xu hướng lên đến đỉnh sóng.
Bài học ở đây là gì ?
Khi mức Fiboancci thực sự mang lại cho bạn cơ hội cao hơn để giao dịch thành công, nhưng cũng như các công cụ kỹ thuật khác, chúng không phải lúc nào cũng chính xác. Bạn cũng không biết giá sẽ đổi chiều ở mức 38.% trước khi quay trở lại xu hướng.
Một vấn đề thường gặp trong việc sử dụng Fibonacci là xác định đỉnh và đáy sóng.
Mọi người có cách nhìn biểu đồ khác nhau, trong một khung thời gian khác nhau, và có những quan điểm phân tích cơ bản của riêng họ, do đó cũng có những ý kiến khác nhau về đỉnh hay đáy sóng.
Điểm mấu chốt là không có một quy luật tuyệt đối nào, đặc biệt khi xu hướng trên biểu đồ không rõ ràng. Đôi khi nó giống như đoán mò vậy.
Đó là lý do tại sao bạn cần phải trau dồi kỹ năng và kết hợp công cụ Fibonacci với các công cụ khác để giúp bạn tìm ra được khả năng thành công cao hơn.


CHƯƠNG 1 : giới thiệu về indicator và phần mềm giao dịch
1) phần mềm giao dich :
- đối với forex chúng ta thực hiện việc mua và bán được rất nhiều thuận lợi khi thực hiện giao dịch trên phần mềm (MT4,MT5). phần mềm thông dụng cho các trader hiện nay là phần mềm MT4 vì dể giao dịch và sử dụng các indicator thuận tiện và dể dàng
2) indicator là gì: .indicator là các công cụ và thông số mà các thưng nhân dựa vào đó để phân tích thị trường (theo phân tích kỷ thuật) để thực hiện việc mua và bán .(nói cho dể hiểu ta muốn vẽ 1 bức tranh thì cần có giấy vẽ , bút chì bút màu ) những thứ này được gọi là indicator.
3) các loại indicator:
indicator trong forex thì có khá nhiều trong nội dung bài này tôi sẽ giới thiệu các indicator cơ bản giúp ích cho việc phân tích của các bạn sàu này.
1.Fibonacci: ( tại sao tôi đưa fibonacci lên đầu tiền vì nó rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sàu này của các bạn ).
- Chúng ta sẽ sử dụng tỉ lệ Fibonacci rất nhiều .
 +  Chúng ta sẽ tìm hiều 2 loại Fibonacci chính là Fibonacci thoái lui ( retracement) và Fibonacci mở rộng (extension).
Trước tiên, chúng tôi muốn giới thiệu đôi chút về nhà toán học Leonard Fibonacci.
Leonardo Pisano (1170-1250), tên thường gọi là Fibonacci một nhà toán học người Ý, đã sáng tạo ra các chuỗi thuộc số mang tên ông. Từ trái qua phải sau 2 số đầu tiên , giá trị gia tăng dần trong chuỗi số mà mỗi số sau được quyết định bởi tổng của 2 số liên tiếp phía trước. Ví dụ :
1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377 số kế tiếp là 610….
Bò qua một vài con số đầu tiên trong dãy số, nếu bạn lấy tỉ lệ của bất kì con số nào với con số kế tiếp ngay sau nó, kết quả sẽ là 0.618. Ví dụ : 34/55 = 0.618.
Nếu bạn lấy tỉ lệ luân phiên giữa các số , lấy 1 số bất kỳ chia cho số kế tiếp của số kế tiếp sau nó, kết quả sẽ là 0.382. Ví dụ, 34/89 = 0.382. Và đặc biệt  : 1-0.618 = 0.382.
Những tỉ lệ này được gọi là tỉ lệ vàng. Và bây giờ, chúng ta sẽ đi vào vấn đề của Fibonacci
Các mức Fibonacci thoái lui :
0.236, 0.382, 0.500, 0.618, 0.764
Các mức Fibonacci mở rộng :
0, 0.382, 0.618, 1.000, 1.382, 1.618
Bạn sẽ không cần phải biết cách tính tất cả các mức fibonacci trên. Phần mềm giao dịch của bạn sẽ làm diều đó giúp bạn. Nhưng tất nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn làm quen dần với những lý thuyết cơ bản này.
Các nhà giao dịch sử dụng các mức Fibonacci thoái lui như các mức kháng cự và hỗ trợ hiệu quả. Họ sử dung các mức này để vào lệnh mua / bán hoặc xác định mức chặn lỗ. Trong khi đó, các mức Fibonacci mở rộng thường được sử dụng trong việc xác định mức lấy lợi nhuận.
Các phần mềm biểu đồ thường có sẵn công cụ vẽ Fibonacci thoái lui và Fibonacii mở rộng. Để vẽ Fibonacci vào biểu đồ, bạn cần xác định điểm thấp nhất và điểm cao nhất trong 1 xu hướng của thị trường
nội dung của fibonacci khá dài nhưng lại rất quan trọng nên tôi sẽ cắt ra và đăng ở phần sau
 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NẾN NHẬT (Candlestick)

1).Candlestick (hay còn được gọi là candle – nến Nhật) được sử dụng bởi người Nhật từ thế kỉ 17. Nguyên tắc của Candle rất đơn giản và được đúc kết từ những yếu tố sau:
-  “Như thế nào” (Biến động giá) quan trọng hơn “Tại sao” (tin tức, tác động của thị trường)
-  Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên giá
-  Người mua và người bán trên thị trường dựa trên tác động của kì vọng và cảm xúc (hay tham vọng và sự sợ hãi)
-  Biến động giá không phản ánh giá trị thật .
candle01 258x300 Giới thiệu về nến NhậtCandestick được xây dựng bởi 4 yếu tố :
  • giá mở (open)
  • giá đóng (close)
  • giá cao (high)
  • giá thấp (low)
Khung candle hay còn gọi là thân candle có màu trắng hay đen tùy theo vào mức giá. Nếu đóng mở cao hơn giá mở, ta có candle trắng (while candle). Nếu giá đóng thấp hơn giá mở, ta có candle đen (black candle). Đường kẻ phía trên và phía dưới thân candle thể hiện giá cao nhất / thấp nhất của candle và còn được gọi là chân candle hay còn gọi là bóng của candle (shadow). Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu (open) và kết thúc (close) trong 1 khung thời gian ( 1min, 5min, 15min… 1day, 1week) trong khi phần chân (phần bóng) thể hiện phần giá giao dịch nằm ngoài phạm vi giá mở và giá đóng.
Mua – Bán:

Thân candle càng dài, sức mua / sức bán càng mạnh. Ngược lại, thân candle ngắn thể hiện biến động giá thấp.
Candle trắng thể hiện sức mua. Thân càng dài, sức mua càng mạnh, là dấu hiệu người mua kì vọng cao vào thị trường lên. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng xuống, candle trắng dài cho thấy người mua đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá lên trở lại.
Candle đen thể hiện sức bán. Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu hiệu người bán kì vọng cao vào thị trường xuống. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng lên, candle đen dài cho thấy có người bán đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá xuống.
candle02 300x300 Giới thiệu về nến Nhật
tôi sẻ nhấn mạnh ở  6 tình huống của cuộc chơi (6 mô hình candlestick):candlestick 6 Giới thiệu về nến Nhật
1. Candle trắng dài (long white candle) cho thấy  MUA kiểm soát bóng trong suốt trận đấu.(nói cho dể hiểu giá sẻ lên)
2. Candle đen dài (long black candle) cho thấy BÁN kiểm soát bóng trong suốt trận đấu.(nói cho dể hiểu giá sẻ xuống)
3. Candle ngắn và không có chân (hoặc chân ngắn), cho thấy không đội nào kiểm soát được bóng và giá hầu như không thay đổi so với lúc ban đầu.
4. Candle với chân phía dưới dài cho thấy  BÁN kiểm soát phần đầu trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên  MUA vào cuối trận và  MUA giằng co trở lại.
5. Candle với chân phía trên dài cho thấy  MUA kiểm soát phần đầu trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên  BÁN vào cuối trận và đội BÁN giằng co trở lại.
6. Candle với cả 2 phần chân đều dài cho thấy cả  MUA và BÁN đều có giai đoạn kiểm soát trận đấu, nhưng không ai áp đảo được đối phương, và kết quả là vẫn giằng co nhau.
2) một số mô hình nến cơ bản.
*note: các bạn chú ý các mô hình này rất quan trọng cho việc mua và bán điểm vào và ra khỏi thì trường
trên là những lý thuyết cơ bản về nến nhật tôi đã lược bỏ 1 số phần không cần thiết
forex một loại hình kinh doanh ngoại hối với tỉ lệ đòn bẩy cao , nơi ta có thể kiếm được rất nhiều tiền và ngược lại. á sẽ lên hoặc xuống đế giao dịch đó là cái ta cần học )nói cho đơn giản dể hiểu mua thấp bán cao kiếm lợi nhuận .( làm sao để biết giá sẽ lên hoặc xuống đế giao dịch đó là cái ta cần học )theo thống kê 95% các nhà kinh doanh ( trader) bị thua lổ chỉ có 5% là thành công với thị trường .
- thế những ai sẻ thành thua lổ với nó : đa số là người mới bất đầu ,những người có máu cờ bạc ..Vv -thế những ai thành công với fx: những nhà kinh doanh thực thụ có phương hướng ,cách trade ,đó là kiến thức về forex ,tâm lý , cách quản lý vốn. - thế ta có lọt vào trong top 5% thành công không ? tại sao không nêú ta cố gắng tìm hiểu, học, thử nghiệm đúc kết kinh nghiệm về thị trường
   . - tiềm kiếm 1 bocker uy tín để lập 1 tài khoản thương mại - thư nghiệm với 1 tài khoản demo - tiềm kiếm 1 phương pháp ( steam thích hợp để đem lại lợi nhuận ổn định cho mình . - nạp tiền vào và kinh doanh.
* chú ý :
 -forex không phải là 1 trò chơi mà là nơi ta làm việc để đem lại lợi nhuận , thu nhập phục vụ cho cuộc sống
 -forex không phải là 1 trang cơ bạc cho nhửng người máu bet. -forex không phải là nơi cho người yếu tâm lý . trên đây là những điều sơ lược về forex .