LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT (ELLIOTT WAVE THEORY)

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT
I. Các mô hình sóng Elliott theo dạng sóng chủ
(Các sóng xu hướng – trending wave)

Bài 08: Mô hình sóng Leading Diagonal Triangle

1. Hình vẽ:



2. Mô tả:

Mô hình sóng Leading Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ thường xảy ra ở đầu một cấp độ sóng như sóng 1 hay sóng A hay nói cách khác nó nằm trong sóng 1 hoặc sóng A. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh. Điểm khác của mô hình này với mô hình Ending Diagonal Triangle là các sóng 1, 3 và 5 có cấu trúc sóng bên trong gồm 5 sóng chứ không phải 3 sóng như mô hình Ending Diagonal Triangle.

Cũng như mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thì mô hình sóng Leading Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

3. Quy tắc:

- Mô hình Leading Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng.

- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng khác.

- Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau (vì thế nó có tên gọi là Tam giác chéo), tức là đáy Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.

- Sóng 4 không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 3.

- Về cấu trúc bên trong thì các sóng 1,3,5 có cấu trúc sóng chủ (theo mô hình Impulse).

- Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.

- Các đường kênh giá của Leading Diagonal Triangle phải hội tụ.

4. Vị trí xuất hiện:

Mô hình Leading Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 1 và A.

5. Cấu trúc sóng bên trong:

Mô hình Leading Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)



LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT (ELLIOTT WAVE THEORY)

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT
I. Các mô hình sóng Elliott theo dạng sóng chủ
(Các sóng xu hướng – trending wave)

Bài 07: Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle
1. Hình vẽ:


2. Mô tả:

Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ thường xảy ra ở các sóng cuối một cấp độ sóng như sóng 5 hay sóng C. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh.

Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

3. Quy tắc:

- Mô hình Ending Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng.

- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng khác.

- Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau (vì thế nó có tên gọi là Tam giác chéo), tức là đáy Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.

- Sóng 4 không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 3.

- Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.

- Sóng 3 mở rộng cho thấy tốc độ tăng giá cao nhất.

- Các sóng bên trong của Ending Diagonal Triangle có cấu trúc sóng điều chỉnh (Corrective Wave).

- Các đường kênh giá của Ending Diagonal Triangle phải hội tụ.

4. Vị trí xuất hiện:

Mô hình Ending Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 5, C.

5. Cấu trúc sóng bên trong:

Mô hình Ending Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 3-3-3-3-3.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)